Đắk Lắk có bao nhiêu dân tộc anh em?
Tin liên quan
- Vụ thi thể không nguyên vẹn trên sông Sêrêpốk: Trưởng công an xã thông tin mới
- Điện lực Đắk Lắk không cắt điện trong dịp lễ Noel và Tết Dương lịch
- Đắk Lắk: ‘Ngạt thở’ vì chế biến cà phê đặt giữa khu dân cư – Sẽ xử phạt doanh nghiệp
- Đắk Lắk: Chiêu “tiền trảm hậu tấu” hay là làm ngơ có sự bất ngờ?
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian từ ngày 27/12 đến ngày 31/12/2020
- Đắk Lắk: Khởi tố, tạm giam chủ tịch xã ‘bắt gỗ lậu rồi đem tang vật đi biếu’
Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây nguyên; phía bắc giáp tỉnh Gia Lai; phía đông giáp Phú Yên, Khánh Hòa; phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông; phía tây giáp Campuchia. Diện tích toàn tỉnh trên 13.000 km2.
Theo cổng thông tin điện tử của tỉnh, Đắk Lắk có đông dân tộc sinh sống nhất với 47 dân tộc gồm người Kinh, Ê Đê, M’Nông… Trong đó, dân tộc Kinh chiếm số lượng đông nhất, 70%. Các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M’nông, Thái, Tày, Nùng… chiếm gần 30%.

Trang phục của đồng bào Ê Đê ở Đắk Lắk
Sự đa dạng trong cộng đồng dân cư mang đến cho Đăk Lăk những giá trị văn hóa phong phú. Nơi đây là “cái nôi” của nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào Ê Đê, M’nông, Gia Rai… như: lễ hội cồng chiêng, lễ đâm trâu, đua voi mùa xuân. Các kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như cồng chiêng, đàn đá, đàn T’rưng; những bản trường ca Tây Nguyên… là sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá của nơi này.
Trong đó, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên mà Đăk Lăk là một trong 5 địa phương vinh dự có, đã được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Theo: VNexpress/Wikipedia