Kon Tum ưu tiên khắc phục công trình thiết yếu sau mưa bão
Tin liên quan
- Kon Tum: Phát hiện ma túy và súng tự chế trên người nam thanh niên
- Kon Tum: Diễn biến bất thường của trường hợp nghi dương tính với SARS-CoV-2
- Một du học sinh ở Kon Tum xét nghiệm lần 2 dương tính SARS-CoV-2
- Kon Tum: Tham 50 triệu đồng, nhận án tử hình
- Kon Tum: Trường hợp quốc tịch Lào nhập cảnh có kết quả âm tính với SARS-CoV-2
- Kon Tum: Kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan vụ chậm chi tiền hỗ trợ cho dân
Trong mùa mưa bão vừa qua, tỉnh Kon Tum thiệt hại gần 400 tỷ đồng. Hiện tỉnh đang khắc phục hậu quả mưa bão với phương châm ưu tiên cho những công trình giúp người dân nhanh chóng ổn định sản xuất và cuộc sống.
Các lĩnh vực được tỉnh Kon Tum ưu tiên khắc phục trước là giao thông, thủy lợi, nước sạch sinh hoạt, trường học, cơ sở y tế và sửa chữa nhà ở cho người dân. Theo đó, toàn bộ nguồn kinh phí trên 60 tỷ đồng Trung ương cấp và từ nguồn Quỹ phòng, chống thiên tai của tỉnh sẽ được phân bổ để khắc phục các cơ sở hạ tầng thiết yếu. Đối với số tiền các tỉnh ủng hộ, tỉnh Kon Tum sẽ dành để hỗ trợ người dân làm mới và sửa chữa nhà cửa.

Gia cố tạm tại một điểm trường ở xã Hiếu, huyện Kon Plông.
Là địa phương có hàng trăm ngôi nhà bị hư hỏng, 13 công trình thủy lợi và hệ thống giao thông thiệt hại nặng do mưa lũ với tổng thiệt hại trên 81 tỷ đồng, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, trong điều kiện khó khăn về kinh phí, huyện sẽ ưu tiên khắc phục những công trình giúp người dân nhanh chóng ổn định sản xuất và cuộc sống.
“Quan điểm của lãnh đạo UBND huyện là ưu tiên khắc phục công trình thủy lợi trước để bà con sản xuất nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Những nhà bị thiệt hại, huyện chỉ đạo xã khắc phục cho người dân ở và ứng nguồn kinh phí bão lũ năm 2021 tạm mượn của các đơn vị để hỗ trợ cho nhân dân làm các tuyến đường, khắc phục tạm để nhân dân đi thu hoạch, trong đó thu hoạch mì là nhu cầu cấp bách nhất”, ông Mạnh nêu rõ.
Trong mùa mưa bão vừa qua, tỉnh Kon Tum có trên 2.000 hộ dân bị hư hỏng nhà cửa và thiệt hại do mưa lũ; 100 công trình thủy lợi bị hư hỏng không đảm bảo nước tưới cho vụ Đông – Xuân 2020-2021; 37 công trình cấp nước sinh hoạt bị hư hỏng, xói lở; 28 điểm trường, 4 phòng học bị sập đổ, hư hỏng, tốc mái; hàng nghìn điểm sạt lở trên các tuyến giao thông,… với tổng thiệt hại do mưa bão gây ra là gần 400 tỷ đồng./.
Khoa Điềm/VOV-Tây Nguyên